Lịch sử khoa học Giấc_mơ_sáng_suốt

Quyển sách đầu tiên công nhận khả năng khoa học của những giấc mơ sáng suốt là "Nghiên cứu về Giấc mơ sáng tỏ" của Celia Green năm 1968. Green đã phân tích những đặc trưng của những giấc mơ đó, xem xét những tác phẩm đã được xuất bản trước đây trên chủ đề này và cộng thêm những dữ liệu mới từ những đối tượng của riêng bà. Bà đi đến kết luận rằng những giấc mơ sáng tỏ là một phạm trù kinh nghiệm khác biệt với những giấc mơ thông thường, và bà tiên đoán rằng chúng sẽ có liên quan với giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM). Green cũng lần đầu tiên liên kết giấc mơ sáng tỏ với hiện tượng thức giả.

Bài viết "Dreaming" của nhà triết học Norman Malcolm năm 1959 đã lập luận chống lại khả năng kiểm tra tính đúng đắn của các báo cáo về giấc mơ. Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển động mắt diễn ra trong giấc mơ có thể tác động tới đôi mắt vật lý của người mơ đã cung cấp một cách thức để chứng minh những hành động đã được thỏa thuận trong suốt cuộc sống lúc thức có thể được nhắc lại và thực hiện một lần sáng suốt trong một giấc mơ. Bằng chứng đầu tiên cho dạng này đã được xuất bản vào cuối những năm 1970 bởi nhà cận tâm lý học người Anh Keith Hearne. Một tình nguyện viên có tên là Alan Worsley đã sử dụng chuyển động mắt để ra hiệu sự khởi đầu của giấc mơ sáng suốt, điều đã được ghi lại bởi một cỗ máy đo giấc ngủ (polysomnograph machine).

Kết quả của Hearne không được công bố rộng rãi. Bài viết phê bình bởi chuyên gia trong ngành đầu tiên đã được xuất bản vài năm sau bởi Stephen LaBerge tại đại học Stanford, người đã phát triển độc lập một kĩ thuật tương tự như một phần của luận án tiến sĩ của ông. Suốt những năm 1980, có thêm những bằng chứng khoa học kiểm chứng sự tồn tại của giấc mơ sáng suốt được đưa ra bởi những người mơ sáng suốt đã có thể chứng minh với những nhà nghiên cứu rằng họ biết một cách có ý thức về việc ở trong một trạng thái mơ (một lần nữa, chủ yếu là sử dụng hiệu lệnh chuyển động mắt). Ngoài ra, những kĩ thuật được trong não bộ khi đang mơ sáng suốt. Bước đầu tiên để mơ sáng suốt là nhận ra mình đang mơ. Sự nhận ra này có thể xảy ra trong vỏ não trước trán lưng-bên (dorsolateral prefrontal cortex), đó là một trong số ít khu vực bị vô hiệu hóa trong suốt giấc mơ REM và là nơi trí nhớ làm việc diễn ra. Một khi khu vực này được hoạt động và sự nhận thức về giấc mơ diễn ra, người mơ phải thận trọng để giấc mơ tiếp tục nhưng phải đủ tỉnh táo để nhớ rằng đó là một giấc mơ. Trong khi vẫn còn duy trì được sự cân bằng này, hạch hạnh nhân và vỏ não thái dương có thể được kích hoạt ít mạnh hơn. Để tiếp tục cường độ của ảo giác trong giấc mơ, được mong đợi rằng sự liên kết của học cầu và đỉnh chẩm tiếp tục hoạt động.

Điều trị những cơn ác mộng

Người ta cho rằng những người phải chịu những cơn ác mộng có thể hưởng lợi từ khả năng nhận ra rằng họ chỉ đang mơ. Một nghiên cứu thí điểm được thực hiện năm 2006 cho thấy liệu pháp điều trị bằng giấc mơ sáng suốt đã thành công trong việc giảm tần số những cơn ác mộng. Liệu pháp này bao gồm việc hướng về ý tưởng, làm chủ kĩ thuật, và những bài tập rèn luyện tính minh mẫn. Không rõ rằng những khía cạnh của liệu pháp có chịu trách nhiệm cho sự thành công của việc vượt qua những cơn ác mộng hay không, dù liệu pháp này nhìn chung có kết quả.

Nhà tâm lý học người Úc Milan Colic đã khám phá ra ứng dụng của nguyên tắc của điều trị tường thuật (narrative therapy) với những giấc mơ sáng suốt của bệnh nhân, để làm giảm tác động không chỉ của những cơn ác mông khi ngủ, mà còn giảm, tự cắt giảm, và những vấn đề trong cuộc sống khi thức. Colic nhận ra rằng những phương hướng được ưa thích cho cuộc sống của những bệnh nhân, cũng như ông đã xác định trong suốt quá trình đàm thoại điều trị, có thể làm giảm nội dung đau buồn của những giấc mơ, trong khi sự hiểu biết về cuộc sống và thậm chí là tính cách từ những giấc mơ sáng suốt có thể được viện dẫn trong "cuộc đời thật" với những lợi ích chữa bệnh rõ ràng.

Nhận thức về thời gian

Vào năm 1985, LaBerge thực hiện một nghiên cứu thí điểm cho thấy rằng nhận thức về thời gian trong một giấc mơ sáng suốt cũng tương tự như khi thức. Những người mơ giấc mơ sáng suốt đếm mười giây trong khi mơ, ra tính hiệu kết thúc của việc đếm với một tính hiệu mắt đã chuẩn bị trước với một máy ghi điện nhãn đồ. Kết quả của LaBerge dã được xác nhận bởi những nhà nghiên cứu người Đức năm 2004. Nghiên cứu của người Đức, bởi tiến sĩ Erlacher và M. Schredl, cũng nghiên cứu hoạt động vận động và phát hiện ra rằng uốn cong đầu gối lâu hơn 44% trong khi đang mơ giấc mơ sáng suốt. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Đức vào năm 1995 chỉ ra rằng giấc mơ sáng suốt cũng có thể kéo dài thời gian, trong đó người mơ có thể kiểm soát độ dài giấc mơ. Nghiên cứu được thực hiện suốt giấc ngủ và lúc thức, và yêu cầu người tham dự ghi lại giấc mơ của mình trong nhật ký và giấc mơ kéo dài bao lâu.

Liên quan